Đường phân giác là một trong những thẳng đồng quy trong tam giác thường gặp nhất.
Nếu như trong hình học sơ cấp chúng ta thường khảo sát các tính chất của nó thì trong hình học giải tích chúng ta thường phải tìm nó, nói chính xác hơn là viết phương trình đường phân giác !
Hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn cách viết phương trình đường phân giác và hướng dẫn thêm cách kiểm tra phương trình vừa viết có chính xác hay không. Okay, bắt đầu thôi nào…
Mục Lục Nội Dung
#1. Các bước viết phương trình đường phân giác
Cho tam giác $ABC$ có điểm $A(x_a, y_a), B(x_b, y_b), C(x_c, y_c)$. Viết phương trình các đường phân giác của tam giác $ABC$
Để tiết kiệm thời gian hơn thì ở đây mình chỉ hướng dẫn các bạn cách viết phương trình đường phân giác của $\hat{A}$
Bước 1. Viết phương trình đường thẳng đi qua hai điểm $A, B$
Giả sử phương trình đường thẳng đi qua hai điểm $A, B$ là $(AB): A_1x+B_1y+C_1=0$
Bước 2. Viết phương trình đường thẳng đi qua hai điểm $A, C$
Giả sử phương trình đường thẳng đi qua hai điểm $A, C$ là $(AC): A_2x+B_2y+C_2=0$
Bước 3. Lúc này, phương trình đường phân giác của $\hat{A}$ có dạng:
$\frac{ A_1x+B_1y+C_1}{\sqrt{A_1^2+B_1^2}}=\pm\frac{A_2x+B_2y+C_2}{\sqrt{A_2^2+B_2^2}}$
Vậy phương trình đường phân giác cần tìm là:
$\frac{ A_1x+B_1y+C_1}{\sqrt{A_1^2+B_1^2}}-\frac{A_2x+B_2y+C_2}{\sqrt{A_2^2+B_2^2}}=0$ và $\frac{ A_1x+B_1y+C_1}{\sqrt{A_1^2+B_1^2}}+\frac{A_2x+B_2y+C_2}{\sqrt{A_2^2+B_2^2}}=0$
NOTE:
+) Phương trình đường thẳng trong thuật toán này là phương trình tổng quát, nếu bạn viết phương trình tham số hoặc phương trình chính tắc thì nên chuyển về phương trình tổng quát nha các bạn.
+) Khi viết phương trình đường phân giác của một góc trong tam giác thì chúng ta luôn thu được hai đường phân giác (một đường phân giác góc trong và một đường phân giác góc ngoài).
Có thể bạn đang tìm?
Cách bấm máy tính viết phương trình đường phân giác
#2. Cách phân biệt đường phân giác góc trong và đường phân giác góc ngoài
Giả sử chúng ta đã viết được hai phương trình đường phân giác của $\hat{A}$ là $(d): Ax+By+C=0$ và $(d’): A’x+B’y+C’=0$
Đặt $f(x,y)=Ax+By+C$
Lần lượt thay tọa độ của $B(x_b, y_b)$ và $C(x_c, y_c)$ vào biểu thức $f(x,y)$
- Nếu $f(x_b, y_b).f(x_c,y_c)<0$ thì $(d)$ là đường phân giác góc trong
- Nếu $f(x_b, y_b).f(x_c,y_c)>0$ thì $(d’)$ là đường phân giác góc trong
#3. Bài tập ví dụ
Cho tam giác $ABC$ biết $A(4, 4), B=(1,3), C(6,-2)$. Viết phương trình đường phân giác góc trong của $\hat{A}$
Lời giải:
Dễ thấy $\overrightarrow{AB}=(-3, -1)$
Phương trình đường $(AB)$ đi qua điểm $A$ và nhận véc tơ $\overrightarrow{AB}=(-3, -1)$ làm véc tơ chỉ phương là $\left\{\begin{array}{l}x=4-3t\\y=4-t\end{array}\right.$
Vậy suy ra phương trình tổng quát của đường thẳng $(AB)=x-3y+8=0$
Casio FX 580 VNX [Mua trên Shopee] [Mua trên Tiki] |
CASIO FX 880 BTG [Mua trên Shopee] [Mua trên Lazada] |
Dễ thấy, $\overrightarrow{AC}=(2, -6)$
Phương trình đường $(AC)$ đi qua điểm $A$ và nhận véc tơ $\overrightarrow{AC}=(2, -6)$ làm véc tơ chỉ phương là $\left\{\begin{array}{l}x=4+2t\\y=4-6t\end{array}\right.$
Suy ra phương trình tổng quát của đường thẳng $(AC)=3x+y-16=0$
Suy ra phương trình đường phân giác của $\hat{A}$ có dạng $\frac{x-3y+8}{\sqrt{1^2+(-3)^2}}=\pm\frac{3x+y-16}{\sqrt{3^2+1^2}}$ $(*)$
$(*) \Leftrightarrow \left[\begin{array}{l}x-3y+8=3x+y-16\\x-3y+8=-3x-y+16\end{array}\right.$
$(*) \Leftrightarrow \left[\begin{array}{l}-2x-4y+24=0\\4x-2y-8=0\end{array}\right.$
Vậy phương trình đường phân giác của $\hat{A}$ là $-2x-4y+24=0$ và $4x-2y-8=0$
Bây giờ chúng ta sẽ kiểm tra xem phương trình nào là phương trình đường phân giác góc trong
Đặt $f(x,y):-2x-4y+24$
$f(1,3)=10$
$f(6,-2)=20$
Suy ra $f(1,3)f(6,-2)=200>0$
Suy ra $4x-2y-8=0$ là phương trình đường phân giác góc trong
Vậy phương trình đường phân giác cần tìm là $4x-2y-8=0$
#4. Sử dụng phần mềm GeoGebra để kiểm tra kết quả
Phần mềm GeoGebra (hỗ trợ vẽ hình – hình học động) cho phép chúng ta kiểm tra một phương trình đường thẳng bất kỳ có phải là phương trình đường phân giác của một góc nào đó hay không.
Bước 1. Chọn công cụ rồi dựng các điểm A, B, C
Bước 2. Chọn công cụ Angle Bisector
Bước 3. Chọn điểm B => chọn điểm A => chọn điểm C
Bước 4. Nháy chuột phải vào f:0.89x-0.45y-1.79=0
=> chọn Equation y=mx+b
Chú ý:
f:0.89x-0.45y-1.79=0 đối với phương trình khác sẽ có giá trị khác các bạn nhé
Bước 5. Ngay khi chọn vào Equation y=mx+b
chúng ta sẽ thu được phương trình đường phân giác
Xem thêm video về thao tác thực hiện:
#5. Lời kết
Các kiến thức được trình bày trong bài viết này là tiền đề để bạn có thể xác định được tâm của đường tròn nội tiếp tam giác, viết được phương trình đường tròn nội tiếp tam giác, tính độ độ dài các đường phân giác, …
Vậy nên, dù có muốn hay không thì các bạn cũng hãy cố gắng viết được phương trình được phân giác nha các bạn. Xin chào tạm biệt và hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo !
CTV: Nhựt Nguyễn – Blogchiasekienthuc.com
Edit by Kiên Nguyễn